Sinh 12 - Bài 30 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI( tiếp theo )

 

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Kết luận:

+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.

+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

- Ví dụ: sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái của các quần thể thực vật sống ở sông Vônga

- Kết luận:

+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vón gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.

+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.

- Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST.

- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa có bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.

- Ví dụ: SGK trang 130.

VIDEO BÀI GIẢNG

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Bài 1. Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Trả lời:

Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu quần thể cuối cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ. Các kiểu cách li có thể là cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sau hợp tử.

Bài 2. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm loàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.

Trả lời:

Loài cây bông này có lẽ đã được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa hội hoá.

Bài 3. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.

Trả lời:

Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có  NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ).


Bài 4, 5 trang 132 SGK Sinh 12

Bài 4. Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?

Trả lời :

Cần phải báo vệ sự đa dạng của các loài cây, ngay cả các cây hoang dại vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trổng mới.

Bài 5. Hãy chọn câu đúng nhất.

Từ quần thế cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới, vì sao?

A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.

B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.

C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.

D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.

Trả lời: C

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok