1. Thương mại.
a) Nội thương:
*Tình hình phát triển:
- Hoạt động nội thương phát triển mạnh, đặc biệt sau công cuộc đổi mới
- Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
+ Khu vực nhà nước
+ Khu vực ngoài nhà nước
+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
* Phân bố hoạt động nội thương
Hoạt dộng nội thương diễn ra không đồng đều theo lãnh thổ.
b) Ngoại thương:
* Tình hình: Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt
+ Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh
+ Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu
- Các mặt hàng xuất chủ yếu : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, nông, lâm, thuỷ sản.
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.
- Các mặt nhập xuất chủ yếu : nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
2. Du lịch.
a. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch | Tài nguyên nhân văn | ||
---|---|---|---|
Địa hình | Nước ta có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp. Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL. | Di sản | Nước ta có các di sản vật thể được UNESCO công nhận: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999)… |
Khí hậu | Thuận lợi để phát triển DL | Lễ hội | Các lễ hội văn hoá của dân tộc đa dạng |
Nguồn nước | Các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt, Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch | Tài nguyên khác | Các làng nghề truyền thông…. |
Sinh vật | Nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên |
b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.
Ra đời | Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay. |
---|---|
Số lượt khách du lịch | Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26.000 tỉ đồng |
Các khu du lịch nổi tiếng | Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An…. |
Sự phân hóa theo lãnh thổ | Phát triển du lịch bền vững |
---|---|
Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh-thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh - thành). | Bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. |
Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang… | Các giải pháp: tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên – môi trường, quảng bá du lịch, đào tạo… |