Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Câu 1: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :

  • A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
  • B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
  • C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
  • D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

Câu 2: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng là :

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Tây Bắc.

Câu 3: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

  • A. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất
  • B. Suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước
  • C. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật
  • D. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường

Câu 4: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào

  • A. Từ tháng III đến tháng X
  • B. Từ tháng VI đến Tháng XI
  • C. Từ tháng V đến tháng XII
  • D. Từ tháng V đến tháng V

Câu 5: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam
  • B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam
  • C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII
  • D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta

Câu 6: Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là :

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 7: Vì sao miền Trung lũ quét trễ hơn ở miền Bắc?

  • A. mùa mưa muộn.            
  •  B. mưa nhiều.                 
  •  C. địa hình hẹp ngang.         
  •  D. mùa mưa sớm.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:

  • A. mật độ dân số cao nhất nước ta.
  • B. địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  • C. lượng mưa lớn nhất nước.
  • D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 9: Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?

  • A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều
  • B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân
  • C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ
  • D. ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn

Câu 10: Ở Nam Bộ :

  • A. không có bão.
  • B. ít chịu ảnh hưởng của bão.
  • C. bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm
  • D. bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.

Câu 11: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là:

  • A. từ tháng 6 đến tháng 10.
  • B. từ tháng 8 đến tháng 10.
  • C. từ tháng 10 đến tháng 11. 5
  • D. từ tháng 10 đến tháng 12.

Câu 12: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh:

  • A. Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • B. huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
  • C. Quảng Bình và Quảng Trị.
  • D. Sơn La và Lai Châu.

Câu 13: Vùng nào không xảy ra động đất ?

  •  A. Ven biển Nam Trung Bộ.  
  •  B. Vùng Nam Bộ.
  •  C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.  
  •  D. Bắc Trung Bộ.

Câu 14: Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là:

  • A. Vùng Tây Bắc.  
  • B. Vùng Đông Bắc.
  • C. Vùng Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là:

  • A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
  • B. xây dựng các hồ chứa nước.
  • C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
  • D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 16:  Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là : 

  • A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
  • B. Cực Nam Trung Bộ.
  • C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
  • D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17: Biện pháp tốt nhất để hạn chế thiệt hại cho tính mạng người dân khi có bão lớn:

  • A. sơ tán dân đến nơi an toàn.
  • B. củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
  • C. thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
  • D. có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

Câu 18: Vào các tháng 10 – 12, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc

  • A. thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu).
  • B. lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái)
  • C. lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên)
  • D. suốt dải miền Trung

Câu 19: Thiên tai nào không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?

  • A. Động đất.                          
  • B. Ngập lụt                          
  • C. Lũ quét.              
  • D. Hạn hán

Câu 20: Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :

  • A. Sóng thần.
  • B. Động đất.
  • C. Lũ lụt.
  • D. Ngập úng.

Câu 21: Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?

  • A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán                                 
  • B. Bão
  • C. Lốc, mưa đá, sương muối.                                  
  •  D. Động đất

Câu 22:  Ngập lụt thường xảy ra vào

  • A. mùa hè.                  
  • B. tháng 1,2.              
  • C. mùa mưa bão.             
  •  D. mùa thu.

Câu 23: Tác hại to lớn của bão ở đồng bằng Bắc Bộ biểu hiện rõ rệt nhất ở

  • A. diện mưa bão rộng.                             
  • B. gió lớn
  • C. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển
  • D. giao thông khó khăn

Câu 24:  Đây là đặc điểm của bão ở nước ta :

  • A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
  • B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
  • C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
  • D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 25: So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra :

  • A. Nhiều hơn.
  • B. Ít hơn.
  • C. Trễ hơn.
  • D. Sớm hơn.  

Câu 26: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là :

  • A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
  • B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  • C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
  • D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

 

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok