Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

  • A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
  • C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
  • D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2: Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng

  • A. 85%
  • B. 75%
  • C. 60%
  • D. 90%

Câu 3: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

  • A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
  • B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
  • C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
  • D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phảilà đặc điểm chung của địa hình nước ta?

  • A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B. Địa hình ít chịu tác động của con người
  • C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
  • D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

Câu 5: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

  • A.Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 6: Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :

  • A. Độ cao trên 1 000 m.
  • B. Độ cao trên 2 000 m.
  • C. Độ cao trên 2 400 m.
  • D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 7: Địa hình đồi núi đã làm cho :

  • A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
  • B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
  • C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
  • D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 8: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

  • A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
  • B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
  • C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
  • D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 9: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

  • A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
  • B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
  • C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
  • D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 10: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam

  • A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m
  • B. Đồi núi chiếm ¾  diện tích, có sự phân bậc rõ rệt
  • C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam
  • D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 11: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:

  • A. 1 %
  • B. 2%
  • C. 85 %
  • D. 60 %

Câu 12:  Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :

  • A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
  • B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
  • C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
  • D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 13:  Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :

  • A. Nhiệt đới ẩm thường xanh.              
  • B. Á nhiệt đới.
  • C. Ôn đới.                                           
  • D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 14: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:

  • A. Độ cao và hướng núi
  • B. Hướng nghiêng
  • C. Giá trị về kinh tế
  • D. Sự tác động của con người

Câu 15: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:

  • A. Trường Sơn Bắc.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Đông Bắc.                             
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 16: Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:

  • A. từ 600 - 900 m.
  • B. từ 500 - 1000 m.
  • C. từ 500 - 700 m.
  • D. từ 400 - 600 m.

Câu 17: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

  • A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
  • B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
  • C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
  • D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 18: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :

  • A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.
  • B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.
  • C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
  • D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 18:  Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:

  • A. Trường Sơn Bắc.
  • B. Trường Sơn Nam.                               
  • C. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc

Câu 19:  Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Mã.
  • D. Đồng bằng sông Cả.

Câu 20:  Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

  • A. Cao nhất nước ta
  • B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
  • C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
  • D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Câu 21: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

  • A. Cao nhất nước ta
  • B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
  • C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
  • B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam

Câu 22: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

  • A. Vùng núi Nam Trường Sơn.
  • B. Vùng núi vùng Đông Bắc
  • C. Vùng núi vùng Tây Bắc.
  • D. Vùng núi Bắc Trường Sơn 

Câu 23: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:

  • A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
  • B. Vùng núi Đông Bắc
  • C. Các hệ thống sông lớn.
  • D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.

Câu 25: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng:

  • A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
  • B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
  • C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
  • D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Câu 26: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

  • A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
  • B. Có địa hình cao nhất nước ta.
  • C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
  • D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.

Câu 27: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Thủy năng.
  • C. Rừng.
  • D. Du lịch.

Câu 28: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu 29: vùng núi Tây Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu 30: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

 

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok