Sinh 11 - Bài 18 TUẦN HOÀN MÁU

 A- LÝ THUYẾT

 I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN.

1. Cấu tạo chung.

Hệ tuần hoàn gồm :

     - Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

  • Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  
  • Mao mạch: Dẫn máu từ  động mạch với tĩnh mạch
  • Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

2. Chức năng của hệ tuần hoàn.

- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động

- Đưa các chất thải đến thận, phổi, da để thải ra ngoài

→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN.

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể → có hệ tuần hoàn.

1. Hệ tuần hoàn hở.

- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp

- Đặc điểm :

     + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

     + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín.

- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

- Đặc điểm :

     + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

     + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).

* Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Ban đầu, các sinh vật chưa có hệ tuần hoàn, trong quá trình tiến hóa, hệ tuần hoàn mới xuất hiện.

  • Từ có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
  • Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.
  • Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn - cá) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều – lưỡng cư → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn - bò sát → tim bốn ngăn máu không pha trộn – chim, thú).

VIDEO BÀI GIẢNG 

 

 B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Bài 1,2,3 trang 80 SGK Sinh 11

Câu 1. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì hệ tuần hoàn có mộl đoạn máu không chảy trong mạch kín.

Câu 2. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cự, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín ?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát. chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì có máu chảy trong mạch kín.

Câu 3. Đánh dấu X vào ô □ cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu gìau CO2 ở tim.

□    a) Cá xương, chim, thú

□    b) Lưỡng cư. thú

□   c) Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú

□   d) Lưỡng cư, bò sát. chim.

Chọn đáp án A

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok