Sinh 11 - Bài 19 TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)

 A- LÝ THUYẾT

III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. Tính tự động của tim.

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.

Hình 1: Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim (động vật có vú

- Hoạt động của hệ dẫn truyền:

+ Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co.

+ Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His.

+  Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin.

    + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co.

2. Chu kì hoạt động của tim.

- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.

- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Hình 2: Chu kì hoạt động của tim

- Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. Ở trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

- Tuy nhiên, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, làm việc, thời tiết, trạng thái tinh thần như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, do hệ quả của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH.

1. Cấu trúc của hệ mạch.

- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ        Động mạch nhỏ dần Tiểu động mạch.

- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.

- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch  Các tĩnh mạch lớn dần Tỉnh mạch chủ.

Hình 1: Cấu trúc hệ mạch

2. Huyết áp:

- Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).

  • Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch
  • Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn

- Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch. 

Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng

- Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm

- Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)

3. Vận tốc máu:

- Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

- Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

- Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)

Hình 2. Biến động của vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện trong hệ mạch


VIDEO BÀI GIẢNG

 

 B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Bài 1,2,3,4 trang 85 SGK Sinh 11

Câu 1. Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Trả lời:

Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ:

-  Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.

-   Hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.

Câu 2. Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim ?

Trả lời:

Câu 3. Tại sao huyết úp lại giảm dần trong hệ mạch?

Trả lời:

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ —> động mạch lớn ->tiểu động mạch —> tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.

 Câu 4. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Trả lời:

Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok