Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 12 Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

Câu 1: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :

  • A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.                
  • B. Tây Bắc.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                
  • D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 2: Hệ sinh thái đặc trưng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là:

  • A. Rừng lá kim trên đất feralit có mùn.
  • B. Rừng gió mùa lá rộng thường xanh.
  • C. Rừng lá kim trên đất feralit .
  • D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng thường xanh.

Câu 3: Miền Tây Bắc và Bắc Trung BỘ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

  • A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên một mùa đông lạnh
  • B. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa
  • C. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
  • D. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió fơn Tây Nam

Câu 4: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở :

  • A. Trường Sơn Nam.
  • B. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam 
  • C. Hoàng Liên Sơn.
  • D. Pu đen đinh và Pu sam sao

Câu 5: Sự phân hóa theo độ cao của nước ta KHÔNG biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?

  • A. Khí hậu.
  • B. Thổ nhưỡng
  • C. Sinh vật
  • D. Khoáng sản

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A. chủ yếu là đồi núi khá cao; đồng bằng bắc bộ mở rộng
  • B. gồm 4 cánh cung; đồng bằng bắc bộ mở rộng
  • C. chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng bắc bộ mở rộng
  • D. địa hình ven biển đa dạng

Câu 7: “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng :

  • A. Bắc và Đông Bắc.    
  • B. Tây Bắc.
  •  C. Bắc Trung Bộ.                                
  • D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 8: Đặc điểm địa hình KHÔNG đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

  • A. gồm các khối núi cổ, sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải
  • B. thiên nhiên phân hóa theo đông – tây biểu hiện rõ rệt
  • C. các đồng bằng thu hẹp, hướng vòng cung của các dãy núi
  • D. có sự tương phản rõ khí hậu giữa hai sườn đông – tây của Trường Sơn Nam 

Câu 9: Hệ thống ngòi ở miền núi của ba miền tự nhiên có thế mạnh chung là:

  • A. giao thông.
  • B. thủy sản.
  • C. thủy điện.
  • D. bồi tụ phù sa.

Câu 10: Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:

  • A. chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam 
  • B. chảy theo hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi
  • C. chảy theo hướng tây - đông
  • D. chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông

Câu 11: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là sự phân hóa của:

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Hướng núi

Câu 12: Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao là do sự thay đổi theo độ cao của:

  • A. Các hệ sinh thái.
  • B. Khí hậu.
  • C. Sinh vật.
  • D. Gió mùa.

Câu 13: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì:

  • A. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
  • B. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
  • C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn
  • D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn

Câu 14: Sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:

  • A. dày đặc, chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam
  • B. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng vòng cung của các dãy núi
  • C. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam 
  • D. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông

Câu 15: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm :

  • A. mùa đông lạnh.
  • B. mùa đông lạnh nhất nước
  • C. tính chất nhiệt đới tăng dần.
  • D. tính chất nhiệt đới giảm dần

Câu 16: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m): 

  • A. Miền Bắc từ 600 – 700 đến 2600 trở lên, miền Nam : 900- 1000 đến 2600.
  • B. Miền Bắc từ 700 – 800 đến 2600 trở lên, miền Nam : 700- 1000 đến 2600.
  • C. Miền Bắc từ 900 – 1000 đến 2600 trở lên, miền Nam: 800- 1000 đến 2600.
  • D. Miền Bắc từ 800 – 900 đến 2600 trở lên, miền Nam : 600- 1000 đến 2600.

Câu 17: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao (m):

  • A. Từ 2400 trở lên.
  • B. Từ 2500 trở lên.
  • C. Từ 2600 trở lên.
  • D. Từ 2700 trở lên.

Câu 18: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:

  • A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.
  • B. Mùa đông lạnh dưới 180C
  • C. Tổng nhiệt độ năm trên 45000C.
  • D. Nhiệt độ trung bình dưới 250C

Câu 19: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?

  • A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
  • C. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit có mùn. 
  • D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.

Câu 20: Đây là đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :

  • A. Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.
  • B. Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
  • C. Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.
  • D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển.

Câu 21: Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm:

  • A. Mát mẻ, không có tháng nào trên 250C.
  • B. Tổng nhiệt độ năm trên 54000C.
  • C. Lượng mưa giảm khi lên cao.
  • D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi

Câu 22: Cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :

  • A. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
  • B. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
  • C. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các cây ưa nóng.
  • D. Khí hậu có tính chất cận Xích đạo với tổng nhiệt trên 9 000ºC

Câu 23: “ Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng :

  •  A. Bắc và Đông Bắc.    
  • B. Tây Bắc.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                
  • D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 24: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

  • A. thiếu nước vào mùa khô, ngập lụt trên diện rộng
  • B. sự thất thường của nhịp điệu mùa
  • C. độ dốc sông ngòi lớn
  • D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán

Câu 25: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :

  • A. xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi
  • B. sự thất thường của nhịp điệu mùa, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết
  • C. độ dốc sông ngòi lớn
  • D.  bão lũ, rét hại vào mùa đông

 

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok