Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 26 Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1: Công nghiệp điện tử thuộc nhóm ngành:

  • A. Công nghiệp năng lượng.
  • B. Công nghiệp vật liệu.
  • C. Công nghiệp sản xuất công cụ lao động.
  • D. Công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.

Câu 2: Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để

  • A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều
  • B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra
  • C. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
  • D. Phát triển sản xuất trong nước

Câu 3: Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp:

  • A. Năng lượng.               
  • B. Vật liệu.
  • C. Sản xuất công cụ lao động.    
  • D. Chế biến và hàng tiêu dùng.

Câu 4:  Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

  • A. Hoá chất - phân bón - cao su.    
  • B. Luyện kim.
  • C. Chế biến gỗ và lâm sản.           
  • D. Sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 5: Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là:

  • A. Quốc doanh.       
  • B. Tập thể.
  • C. Tư nhân và cá thể.   
  • D. Có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6: Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ?

  • A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
  • B. Công nghiệp cơ khí – điện tử
  • C. Công nghiệp vật liệu xây dựng
  • D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

Câu 7: Cơ cấu ngành công nghiệp ( theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

  • A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
  • B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
  • C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
  • D. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác

Câu 8: Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do:

  • A. Đướng lối phát triển công nghiệp của nước ta
  • B. Sự tác động của thị trường
  • C. Theo xu hướng chung của toàn thế giới
  • D. Tác động của các thiên tai trong thời giam gần đây

Câu 9: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:

  • A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
  • B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
  • D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 10: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

  • A. Thanh Hoá.    
  • B. Vinh.    
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang.

Câu 11: Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

  • A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
  • C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
  • D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

Câu 12: ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?

  • A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng
  • B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ
  • C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào
  • D. Thị trường tiêu thị lớn từ Lào và Campuchia

Câu 13: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở

  • A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
  • B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế
  • C. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
  • D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

Câu 14: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Tương đối đa dạng
  • B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
  • C. Ôn định về tỉ trọng giữa các ngành

D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới

Câu 15: Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là:

  • A. Vật liệu xây dựng và cơ khí.
  • B. Hoá chất và vật liệu xây dựng.
  • C. Cơ khí và luyện kim.
  • D. Dệt may, xi măng và hoá chất.

Câu 16: Cơ cấu công nghiệp đuợc chia thành 3 nhóm chính là

  • A. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • B. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ
  • C. công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba
  • D. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Câu 17: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là

  • A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm
  • B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống
  • C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn
  • D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

câu 18: ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay

  • A. Có thế mạnh lâu dài
  • B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
  • C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác
  • D. Có tính truyền thống , không đòi hỏi về trình độ và sự khóe léo

Câu 19: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là

  • A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
  • B. Công nghiệp luyện kim
  • C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
  • D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh

Câu 20: công nghiệp nước ta phát triển trậm, phân bố phân tán, rời rạc ở :

  • A. Đồng bằng sông Hồng      
  • B. Đông Nam Bộ
  • C. Ven biển miền Trung      
  • D. Vùng núi

 

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok