Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 29 Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài số 1: Cho bảng số liệu sau

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

1996

2005

2010

2013

Nhà nước

74,2

249,1

567,1

891,7

Ngoài Nhà nước

37.5

308,9

1150,9

1834.9

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39,6

433,1

1245,5

2742,6

Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013 là

A. 5469,2 nghìn tỉ đồng

B. 4569,2 nghìn tỉ đồng

C. 6459,2 nghìn tỉ đồng

D. 9456, 2 nghìn tỉ đồng

Đáp án: A

Giải thích: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013 bao gồm cả khu vực kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Ta có: 891,7+1834,9+2742,6 = 5469,2 nghìn tỉ đồng.

Câu 2: So với 1996, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013 tăng gấp

A. 6,6 lần B. 16,6 lần C. 26,6 lần D. 36,6 lần

Đáp án: D

Giải thích: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 là 151,3 nghìn tỉ đồng và tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 5469,2 nghìn tỉ đồng. Như vậy, so với 1996, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013 tăng gấp 5469,2 / 151,3 = 36,1 lần.

Câu 3: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế năm 2013 lần lượt là

A. 49,6%; 23,9%; 26,5%

B. 25,1%; 34,2%; 43,7%

C. 19,1%; 38,9%; 42,0%

D. 16,3%; 33,5%; 50,2%

Đáp án: D

Giải thích: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế năm 2013 lần lượt là 16,3%; 33,5%; 50,2%.

Câu 4: So với năm 1996, tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước

A. Không thay đổi

B. Giảm 33,3%

C. Giảm 24,5%

D. Giảm 30,5%

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước năm 1996 chiếm 49,0%, năm 2013 chiếm 16,3% và so với năm 1996 thì giảm đi 32,7%.

Câu 5: Để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ miền

B. Biểu đồ kết hợp cột và đường

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ cột chồng

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài thì biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2013.

Câu 6: Để thực hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ cột chồng

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài thì biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2013.

Câu 7: Để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ tròn

B. Biểu đồ

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài thì biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2013. Lưu ý: Số liệu phải thông qua xử lí về dạng % và biểu đồ có qui mô khác nhau (có bán kính khác nhau).

Câu 8: Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 205 và 2013 thì bán kính đường tròn năm 2013

A. Lớn hơn 2,3 lần bán kính đường tròn năm 2005

B. Lớn hơn 3,3 lần bán kính đường tròn năm 2005

C. Lớn hơn 4,3 lần bán kính đường tròn năm 2005

D. Lớn hơn 5,3 lần bán kính đường tròn năm 2005

Đáp án: A

Giải thích: Bán kính của biểu đồ tròn năm 2013 sẽ gấp khoảng 2,3 lần bán kính đường tròn năm 2005

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế đều tăng

B. Tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng liên tục qua các năm

C. Năm 1996, thành phần kinh tế Nhà nước có giá trị lớn nhất

D. Từ năm 2005 đến năm 2013, thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài có giá trị lớn nhất

Đáp án: B

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta có nhận xét sau:

- Nhìn chung, giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế đều tăng (Nhà nước tăng 817,5 nghìn tỉ đồng; ngoài Nhà nước tăng 1797,4 nghìn tỉ đồng và có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2703 nghìn tỉ đồng).

- Thành phần nhà nước có tỉ trọng lớn nhất (năm 1996) nhưng ngày càng giảm). Bắt đầu từ năm 2005 - 2013 thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Kinh tế Nhà nước liên tục chiếm tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta

B. Kinh tế ngoài Nhà nước không thay đổi về tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất

C. Tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục qua các năm

D. Từ năm 2005 trở đi, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất

Đáp án: D

Giải thích:

Qua bảng số liệu, ta có nhận xét sau:

- Nhìn chung, giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế đều tăng (Nhà nước tăng 817,5 nghìn tỉ đồng; ngoài Nhà nước tăng 1797,4 nghìn tỉ đồng và có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2703 nghìn tỉ đồng).

- Thành phần nhà nước có tỉ trọng lớn nhất (năm 1996) nhưng ngày càng giảm). Bắt đầu từ năm 2005 - 2013 thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

Bài số 2: Cho bảng số liệu sau

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2013

(Đơn vị: %)

Năm

2005

2013

Đồng bằng sông Hồng (1)

20,3

28,2

Trung du và mìn núi Bắc Bộ (2)

4,8

4,9

Bắc Trung Bộ (3)

2,0

2,3

Duyên hải Nam Trung Bộ (4)

5,3

8,5

Tây Nguyên (5)

0.8

0,7

Đông Nam Bộ (6)

57,6

45,8

Đồng bằng sông Cửu Long ( 7)

9,2

9,6

Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học , trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Những vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng

A. 1, 2, 3, 6 B. 2, 5, 6, 7 C. 1, 2, 3, 7 D. 2, 4, 6, 7

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Các vùng 1,2,3,4,7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

Câu 2: Những vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm

A. 1, 2 B. 5, 6 C. 3, 4 D. 5, 7

Đáp án: B

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Các vùng 1,2,3,4,7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

Câu 3: Năm 2005, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là

A. 37,9% B. 45,1% C. 56,8% D. 60,2%

Đáp án: C

Giải thích: Năm 2005, vùng sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ chiếm 57,6% và vùng có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 0,8%. Như vậy, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là 56,8%.

Câu 4: Năm 2013, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là

A. 42,1% B. 43,1% C. 44,1% D. 45,1%

Đáp án: D

Giải thích: Năm 2013, vùng sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ chiếm 45,8% và vùng có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 0,7%. Như vậy, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là 45,1%.

Câu 5: Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2013, dạng biểu đồ thích hợp là

A. Biểu đồ cột ghép

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ đường

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2013.

Câu 6: Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

A. Tập trung nguồn lao động có trình độ, năng động

B. Có lực lượng lao động nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

C. Có nguồn điện dồi dào

D. Có nhiều ngành công nghiệp truyền thống

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng có trình độ sản xuất cao nhất nước ta, tập trung nhiều lao động có trình độ, chuyên môn và năng động nhất nước ta nên tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị kinh tế cao mang lại giá trị sản xuất lớn nên Đông Nam Bộ lúc nào cũng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất nước ta.

Câu 7: Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

A. Có sân bay quốc tế

B. Có cảng biển

C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước

D. Có nhiều đô thị nhất cả nước

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước nên Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Câu 8: Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

A. Có số lượng các trung tâm công nghiệp nhiều nhất cả nước

B. Tập trung các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn và lớn

C. Có nguồn lao động dồi dào nhất cả nước

D. Tập trung nhiều ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước nên Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Câu 9: Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

A. Có nhiều ngành công nghiệp truyền thống

B. Tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao

C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông

D. Có ngành công nghiệp lọc – hóa dầu phát triển

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước với các ngành công nghiệp chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, trọng điểm và công nghệ cao. Chính vì vậy, Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Câu 10: Nhận xét nào dưới đây không đúng từ bảng số liệu trên

A. Giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng không giống nhau

B. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ

C. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên

D. Tất cả các vùng tỉ trọng gía trị sản xuất công nghiệp đều tăng

Đáp án: D

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Các vùng 1, 2, 3, 4, 7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5, 6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp không giống nhau giữa các vùng. Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và Tây Nguyên là vùng có tỉ trọng sản xuất công nghiệp nhỏ nhất.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok