Bài
41. DIỄN THẾ SINH THÁI
Câu 1: Diễn thế nguyên sinh
A.
thường dẫn tới một
quần xã bị suy thoái.
B.
xảy ra do
hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người.
C.
khởi đầu từ
môi
trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
D. khởi đầu từ môi trường
chưa có sinh vật.
Câu 2: Cho các giai
đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước
nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài
tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,¼
(2) Hình thành
rừng cây bụi và cây gỗ.
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy
làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thuỷ sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật
có kích thước lớn.
(4) Đầm nước
nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.
Trật tự đúng
của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là
A. (2) ® (1) ® (4) ® (3). B. (3) ® (4) ® (2) ® (1).
C. (1) ® (2) ® (3) ® (4). D.
(1) ® (3) ® (4) ® (2).
Câu 3: Có
thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A.
biến đổi số
lượng
cá thể sinh vật trong quần xã.
B.
thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật
khác.
C.
thu hẹp vùng
phân bố của quần xã sinh vật.
D.
thay đổi hệ động vật trước, sau đó
thay đổi hệ thực vật.
Câu 4: Phát biểu nào sau
đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một
quần xã ổn định.
C.
Diễn thế nguyên
sinh khởi đầu từ môi trường trống
trơn.
D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Câu
5: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự
thay đổi các điều kiện
tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh
tranh gay gắt giữa các loài trong
quần xã, hoặc do hoạt động khai thác
tài nguyên của con người.
B.
Diễn thế thứ sinh
là diễn thế khởi đầu từ
môi trường chưa có sinh vật.
C.
Diễn thế nguyên
sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường
đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi
của môi trường.
Câu 6: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn
hình thành quần xã ổn định tương đối
(giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các
sinh vật đầu tiên phát tán tới hình
thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn
hỗn hợp (giai đoạn giữa)
gồm các quần xã biến đổi
tuần
tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (4), (3), (2). B.
(1), (3), (4), (2). C. (1),
(2), (4), (3). D. (1), (2), (3),
(4).
Câu 7: Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. |
(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế. |
|
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. |
(4) Rừng lim nguyên sinh. |
(5) Trảng cỏ. |
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là
A.
(5) → (3) →
(1) → (2) → (4). B.
(2) → (3) → (1) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (3) → (2) →
(5). D. (4) →
(5) → (1) → (3) → (2).
Câu
8: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua
các giai đoạn:
(1)
Quần xã đỉnh cực. (2)
Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo.
(4)
Quần xã cây bụi. (5) Quần
xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A.
(5) → (3) →
(2) → (4) → (1). B.
(5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C.
(5) → (2) →
(3) → (4) → (1). D.
(1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 9: Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà
trước đó chưa có quần xã
sinh vật.
B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện
môi trường sống của quần xã.
C. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài
của quần xã.
Câu 10: Phát biểu nào sau
đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến
đổi tuần tự thay thế lẫn
nhau.
B.
Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường
mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C.
Diễn thế nguyên
sinh xảy ra ở môi trường đã có một
quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong diễn thế sinh
thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc
lập với sự biến đổi điều kiện
ngoại cảnh.
Câu
11: Trên
một đảo mới được
hình thành do hoạt động của núi lửa,
nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là
A. thực vật thân cỏ có hoa. B. sâu bọ.
C. thực vật hạt trần. D.
địa y.
Câu 12: Một trong những xu hướng biến
đổi trong quá trình diễn thế nguyên
sinh trên cạn là
A. sinh khối ngày càng giảm.
B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao,
lưới
thức ăn ngày càng phức tạp.
C. tính ổn định của quần xã ngày càng
giảm.
D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới
thức ăn ngày càng đơn giản.
Câu
13: Cho các
thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (1) và (2). B.
(1) và (4). C. (3)
và (4). D. (2)
và (3).
Câu 14: Khi
nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng
được mở rộng.
B.
Tổng sản lượng
sinh vật được tăng lên.
C.
Tính đa dạng
về loài tăng.
D.
Lưới thức
ăn trở nên phức tạp hơn.
DOWNLOAD FILE: